Thời kì lặp đi lặp lại
Thời kì con từ 0-2 tuổi gọi là pattern
poriod, giai đoạn nên cho trẻ tiếp xúc với các sự vật được đặc trưng bởi
tính không gian hay trừu tượng như là hình họa, màu sắc, âm thanh ví dụ
như là tranh ảnh để phân biệt màu sắc; dạy trẻ nhận biết mặt chữ, logo,
cho xem các hình khối để nhận biết các loại hình tròn, vuông, chữ
nhật...; nghe nhạc để cảm nhận âm thanh.
Đây
là thời kì mà trẻ chưa thể tiếp thu ngay những điều được dạy bảo nên
cha mẹ phải thường xuyên lặp đi lặp lại để cho trẻ nhớ. Đây là thời kì
cần sự chuyên tâm của người mẹ, sự kiên nhẫn, tinh ý để phát hiện ra
những thay đổi dù là nhỏ nhất của trẻ. Giai đoạn 0-2 tuổi này cũng không
đòi hỏi trẻ phải hiểu hay có thể lí giải mọi thông tin chúng được tiếp
nhận.
Thời kì này mọi thông tin hay thế giới quan sẽ được trẻ
tiếp thu một cách vô thức và như là học thuộc lòng và được kí ức lại
trong bộ não thông qua khả năng học tập đặc biệt mà chỉ thời kì này mới
có. Mỗi thứ tiếng nước ngoài có đặc trưng phát âm riêng, vì thế khi trẻ
nghe tiếng nước ngoài, trẻ ghi nhớ nó bằng cách tự bản thân trẻ sẽ tạo
cho mình một bộ phận tiếp thu đúng ngôn ngữ đó, và ghi nhớ một cách như
học thuộc lòng, lưu giữ nó vào bộ não. Rồi một lúc nào đó bản thân trẻ
sẽ tự nhiên nói được những từ đó bởi vì nó đã được trẻ lưu giữ vào não
và giờ chỉ là phát âm ra theo bản năng.
Giai đoạn học thuộc lòng
này việc dạy trẻ phải được lặp đi lặp lại thì mới giúp trẻ nhớ được. Nếu
cho trẻ nghe nhiều rất nhiều từ vừng rất nhiều ngôn ngữ phong phú thì
khả năng tiếp nhận và thích ứng của trẻ cũng sẽ nhanh. Bởi vì như thế nó
làm cho sự liên kết và truyền tải thông tin giữa tế bào này với tế bào
kia trong não trẻ (tạm gọi là đường truyền thông tin trong não) sẽ bền
chặt hơn, gắn kết mạnh mẽ hơn, có thể tiếp nhận và xử lí nhiều thông tin
phức tạp hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét