Nếu bé nhà bạn không thể tự đi ngoài được thì mẹ cần phải giúp trẻ giải quyết vấn đề cấp bách này bằng nhiều biện pháp thụt hoặc đặt viên đạn glycerin. Biện pháp thụt bằng mật ong đã được nhiều người áp dụng và thành công vì vậy mẹ có thể hỏi ý kiến bác sỹ xem có sử dụng được biện pháp này cho trẻ nhà mình hay không nhé!
Như các mẹ cũng thấy là các biện pháp đó sẽ không giúp trẻ chữa táo bón tận gốc, chúng chỉ là những biện pháp giải quyết cấp bách tình trạng khó đi ngoài của trẻ. Nếu bạn sử dụng nó nhiều lần sẽ dẫn đến mất dần khả năng tự đi ngoài của trẻ. Trẻ sẽ trở nên phụ thuộc vào những biện pháp đó và điều này sẽ có thể gây ra tình trạng tó bón mãn tính và nhiều vấn đề khác.
Vì vậy ngay sau khi giúp trẻ đi ngoài được, bạn cần xác định xem yếu tố nào trong số những yếu tố trển chính là nguyên nhân gây ra táo bón cho trẻ để từ đó có hướng khắc phục.
Nếu tình trạng táo bón của trẻ là do trẻ ăn một loại thức ăn mới, bạn hãy tạm thời loại bỏ thức ăn này. Đồng thời tránh cho trẻ ăn những loại thức ăn không phù hợp với độ tuổi của trẻ để trẻ không gặp phải tình trạng này nữa.
Với những trẻ từ 6 – 9 tháng tuổi thì những thức ăn phù gồm có: bột gạo, một số loại hoa quả như táo, lê, chuối, đào,xoài, dưa hấu, đu đủ… , một số loại rau xanh như xúp lơ, xúp lơ xanh, cà rốt, khoai tây, khoai lang và một số loại thịt như thịt gà, thịt bò, thịt lợn. Ở giai đoạn này bạn chưa nên cho trẻ ăn cá và trứng.
Trẻ từ 9 – 12 tháng tuổi, ngoài các thức ăn ở trên, trẻ đã có thể ăn thêm cá, lòng đỏ trừng gà, một số sản phẩm từ sữa như phomat, sữa chua.(trẻ chưa uống được sữa tươi). Một số loại hoa quả như chanh, cam. Mỗi tuần bạn chỉ nên cho trẻ ăn 2 – 3 lần lòng đỏ trứng gà.(chỉ nên cho trẻ ăn lòng trắng trứng và sữa tươi khi trẻ trên 1 tuổi). Tránh cho trẻ ăn các thức ăn sống và hoa quả cứng
Trong khoảng từ 4 đến 7 ngày bạn chỉ nên cho trẻ làm quen với một loại thức ăn mới. Khoảng thời gian này là để hệ tiêu hóa của trẻ thích nghi với loại thức ăn mới đó trước khi có thể tiếp tục làm việc với loại thức ăn mới tiếp theo.Biện pháp này không chỉ giúp giảm nguy cơ táo bón cho trẻ mà còn giúp bạn phát hiện ra loại thức ăn nào là thủ phạm gây ra tình trạng táo bón và dị ứng cho trẻ.
Một điều rất quan trọng là hãy nhớ cho trẻ uống nước. Nước thường được cho trẻ uống thêm sau khi trẻ ăn thức ăn đặc, đặc biệt là bữa ăn có chứa nhiều protein như thịt và trứng. Bạn đừng ép trẻ uống mà chỉ đưa nước cho trẻ và việc uống nhiều hay ít tùy thuộc vào nhu cầu của trẻ. Bạn cũng có thể cho trẻ uống nước ép từ một số loại quả như táo, lê, đu đủ những loại nước này không chỉ giúp cung cấp nước cho trẻ mà còn giúp kích thích tiêu hóa giảm táo bón cho trẻ.
Lượng nước hoặc nước hoa quả trẻ có thể uống thêm nhiều hay ít sẽ tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Vói những trẻ từ 6 – 9 tháng tuổi thì bạn có thể cho trẻ uống tối đa là 60 mm một ngày. Trẻ từ 9 – 12 tháng thì tối đa là 140 ml mỗi ngày. Nhu cầu là khác nhau ở mỗi trẻ và theo độ tuổi của trẻ.
Cho bé uống thêm men vi sinh có chứa 2 thành phần probiotic và prebiotic để hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé luôn khỏe mạnh. Prebiotic trong men vi sinh kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn hữu ích đã hiện diện trong đường ruột. Prebiotic ít bị tiêu hóa ở dạ dày và ruột non và trở thành nguồn thức ăn cho vi sinh vật có lợi của ruột già. Prebiotic còn có vai trò như một chất xơ trong tiêu hóa..
Trên đây là những thông tin về cách chữa táo bón cho trẻ bằng những biện pháp hoàn toàn tự nhiên chủ yếu tác động vào chế độ ăn của trẻ. Hy vọng rằng chúng sẽ giúp bạn khắc phục được tình trạng táo bón cho trẻ nhà bạn và giúp trẻ tránh được tình trạng này trong những giai đoạn tiếp theo.
Hãy lưu ý, nếu táo bón đi kèm với một số dấu hiệu đáng nghi khác bạn hãy đưa trẻ tới bệnh viện uy tín bởi vì có thể trẻ đang gặp phải một vấn đề nguy hiểm nào đó và cần được phát hiện kịp thời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét