Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

Giúp bé phát triển trí thông minh qua các trò chơi

Trò chơi giúp bé thông minh đôi khi không quá phức tạp như các mẹ vẫn nghĩ. Trong các trò chơi này, bạn là người chơi trước rồi hướng dẫn để bé làm theo nhé. Đảm bảo là cả nhà sẽ rất vui và bé có thêm cơ hội để phát triển trí thông minh đấy.
1. Gọi điện thoại
Mục đích: Phát triển vận động ngón tay và phối hợp động tác giữa mắt và tay.
Cách chơi: Chuẩn bị 2 điện thoại đồ chơi cho mẹ và bé. Mẹ vừa đọc số điện thoại (khoảng 3 – 5 chữ số cho bé dễ nhớ) vừa ấn ngón tay lên bàn phím điện thoại để “gọi” cho bé, sau đó mẹ bắt chước tiếng chuông kêu “reng reng”. Bé nhấc điện thoại nói “Alo, ai đấy ạ?” và hai mẹ con bắt đầu nói chuyện qua điện thoại. Những lần chơi sau hai mẹ con đổi vai để bé nhấn số và gọi trước.
6 trò chơi đơn giản giúp bé thông minh 1
giup-be-phat-trien-tri-thong-minh-qua-cac-tro-choi
2. Múc bóng
Mục đích: Phát triển vận động ngón tay và bàn tay, giúp bé học cách cầm thìa để chuẩn bị cho bé tự xúc cơm.
Cách chơi: Chuẩn bị 2 cái bát (hoặc rổ nhỏ) 1 to 1 nhỏ. Để một quả bóng vào bát to, dùng thìa múc bóng từ bát to sang bát nhỏ rồi múc ngược trở lại. Mẹ làm mẫu cho bé xem trước, khi bé đã thuần thục trò chơi này có thể cho bé cầm bát đổ bóng từ bát to sang nhỏ hoặc ngược lại.
6 trò chơi đơn giản giúp bé thông minh 2
3. Vẽ tranh
Mục đích: Phát triển cơ bắp, phối hợp vận động tay – mắt, học cách vẽ các đường thẳng hoặc đường tròn.
Cách chơi: Dùng màu sáp hoặc bút chì vẽ các vạch thẳng ngắn theo chiều từ trên xuống dưới và nói với bé đó là mưa, tương tự như vậy vẽ thêm hàng rào, bóng bay, ông mặt trời. Nếu bé đã phân biệt được màu sắc thì trò chơi này càng thêm thú vị.
4. Xâu chuỗi hạt
Mục đích: Phối hợp các nhóm cơ tay và mắt, rèn luyện tính kiên trì, khả năng nghe hiểu ngôn từ và bắt chước động tác phức tạp.
Cách chơi: Chuẩn bị dây thép và các hạt nhựa (hoặc gỗ) nhiều màu sắc và có lỗ tròn ở giữa, đựng hạt trong rổ hoặc hộp. Một tay cầm hạt, một tay cầm dây thép, từ từ xâu hạt vào dây. Chú ý làm đến bước nào phải giải thích và hướng dẫn từ từ cho bé kịp hiểu. Lần lượt xâu hạt cho kín dây rồi vặn xoắn hai đầu dây giấu vào bên trong. Vậy là được một chuỗi vòng tay hoặc vòng cổ cho mẹ và bé rồi. Hai mẹ con có thể đeo vòng đôi này trong nhà để khoe với bố nhé! Các bé gái chắc sẽ rất hứng thú với trò xâu hạt này đấy.
6 trò chơi đơn giản giúp bé thông minh 3
5. Vẽ bàn tay
Mục đích: Rèn luyện sự phối hợp các ngón tay, bước đầu cảm nhận và học cách cầm bút.
Cách chơi: Xòe bàn tay trái rồi đặt lên một tờ giấy trắng, tay phải cầm bút vẽ viền theo các ngón tay và lòng bàn tay. Khi nhấc tay ra, bạn sẽ có hình vẽ bàn tay trái một cách đơn giản nhất. Sau khi bé vẽ xong, hai mẹ con cùng áp hình bàn tay của mình vào nhau và so sánh xem tay ai to hơn, đẹp hơn nhé!
6. Vẽ tranh bằng 10 đầu ngón tay
Mục đích: Tạo hứng thú vẽ tranh cho bé, rèn luyện khả năng tư duy và tính thẩm mĩ.
Cách chơi: Chuẩn bị màu nước pha đậm và giấy trắng. Lần lượt chấm ngón tay vào màu bạn muốn và quệt lên giấy thành những hình đơn giản, như: quả trứng, bóng bay, mây, bông hoa, ông mặt trời, gà con… Hướng dẫn bé chấm màu rồi vẽ theo bạn. Khi màu khô nhớ treo bức tranh của hai mẹ con lên tường để cùng thưởng thức nhé!
Qua các trò chơi, trẻ trên 2 tuổi đã có thể khám phá, phát triển và hoàn thiện các kỹ năng ngôn ngữ, tư duy logic... Do đó, nếu biết cách chơi với trẻ, mẹ có thể giúp con phát triển tối đa sức mạnh trí não.
Dưới đây là 6 cách đơn giản để cha mẹ cùng chơi với bé hằng ngày và giúp bé thông minh hơn.
Đối với trẻ trên 2 tuổi
Qua các trò chơi, trẻ trên 2 tuổi đã có thể khám phá, phát triển và hoàn thiện các kỹ năng ngôn ngữ, tư duy logic... Do đó, nếu biết cách chơi với trẻ, mẹ có thể giúp con phát triển tối đa sức mạnh trí não.
Họa sĩ cát
Cha mẹ hãy mang cát, muối gạo đổ vào một cái khay để cho trẻ dùng ngón tay vẽ trên các nguyên liệu đó một cách chậm chậm, hoặc có thể trộn bột bắp vào nước và thêm phẩm màu vào cho có màu sắc, lúc đó sẽ có độ dẻo giống như kem đánh răng. Trò này không những giúp trẻ yên lặng chú tâm mà còn rất hiệu quả trong việc vận động các cơ. Nhưng mẹ cần nhớ rửa tay cho bé sau khi chơi xong.
Nhờ con giúp mẹ
Lần đầu tiên được con bưng cho mẹ ly nước là một trong những kỷ niệm hạnh phúc nhất của mẹ. Bạn hãy thử nhờ bé nhặt giúp đồ vật theo ý bạn. Không chỉ bưng ly nước, mẹ có thể nhờ con lấy giúp một vật gì đó ở hơi cao một chút để bé rèn luyện sự khéo léo. Khi trẻ đến độ tuổi cần phải vận động và các cơ bắp bắt đầu cứng cáp, trẻ sẽ rất thích thú với những hoạt động như vậy. Hành động này ngoài việc giúp tạo sự tập trung và chú ý còn rèn luyện cho trẻ chuyển động và giúp trẻ kiểm soát được sự cân bằng của cơ thể. Chơi cùng con, mẹ đừng quên khen con để khích lệ tinh thần bé.
Cùng học, cùng chơi
Cha mẹ không nên đứng "bên lề" trong trò chơi của con, mà hãy trườn, bò thi với bé để lấy một đồ vật nào đó hay lăn lê bò toài trên sàn nhà cùng bé để "giải phóng năng lượng" bất cứ lúc nào cha mẹ có thời gian và bé hào hứng với việc đó. Bạn có thể cùng con luyện khả năng đứng thật lâu chỉ với một chân xem ai là người thắng cuộc.
shutterstock_24633481.jpg
Thông qua các trò chơi, bé có thể phát triển tư duy logic và kỹ năng ngôn ngữ. Ảnh minh họa.
Đọc truyện cho trẻ
Mẹ hãy chọn những câu chuyện có cốt truyện đơn giản, ít nhân vật, nội dung gần gũi với bé để bé có thể tham gia vào việc đọc truyện cùng ba mẹ. Giọng đọc biểu cảm, hài hước kèm những động tác minh họa của cha mẹ sẽ giúp bé thích thú hơn với câu chuyện cũng như phát triển khả năng ngôn ngữ. Những câu chuyện cổ tích có hậu, nhân văn hoặc truyện loài vật chính là những điều bé thích.
Cho con nhiều lựa chọn
Điều này đồng nghĩa với việc cha mẹ không nên áp đặt hay ép buộc bé, hãy để bé chơi trò bé thích trong những món đồ chơi bạn chọn. Sự lựa chọn không chỉ giúp bé học các khái niệm, hành động… mà còn là một yếu tố thúc đẩy bé biết tự quyết định, bộc lộ thói quen, sở thích và học cách chịu trách nhiệm với những quyết định của mình. Đồ chơi cũng giúp bé phát triển trí thông minh.
Vui chơi ngoài trời
Việc cho bé vui chơi ngoài trời giúp bé quan sát và học hỏi được rất nhiều từ thế giới xung quanh. Bé cũng có thể thoải mái vận động khi được mẹ dẫn đi chơi ở công viên. Mẹ đừng quên chuẩn bị tinh thần để trả lời vô số những câu hỏi tại sao của nhóc tỳ.
shutterstock_31206043.jpg
Khi tròn 2 tuổi, não bé đã đạt khoảng 80% trọng lượng não người trưởng thành, vì thế, cha mẹ đừng quên gieo vào bé tình yêu thương cùng những bài học nho nhỏ, trong từng phút giây. Khoa học đã chứng minh DHA là dưỡng chất tối ưu cho sự phát triển trí não, giúp cho sự phát triển tư duy, nhận thức của trẻ đạt hiệu quả. Theo nghiên cứu Birch EE et al 2000, ngay từ nhỏ, nếu bé được cung cấp đầy đủ DHA thì khi lên 18 tháng, bé sẽ xử lý tình huống tốt hơn các bạn cùng trang lứa vì được cộng 7 điểm phát triển trí tuệ và sẽ "lanh miệng" hơn khi lên 4 tuổi nhờ tăng 6 điểm IQ ngôn ngữ. Theo đó, FAO/WHO đã khuyến nghị và bổ sung hàm lựơng DHA cho trẻ giai đoạn này là 75mg DHA mỗi ngày.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét