Bệnh tiểu đường là căn bệnh mãn tính do rối loạn chuyển hóa chất đường glucose trong máu khi insulin của tụy bị thiếu hay bị giảm tác động trong cơ thể biểu hiện bằng lượng trong máu luôn ở mức cao. Bệnh tiểu đường là nguyên nhân chính dẫn tới các bệnh về tim mạch vành, tai biến mạch máu não, suy thận, liệt dương…Chính vì vậy mục tiêu quan trọng nhất trong điều trị chăm sóc bệnh nhân tiểu đường là kiểm soát tốt đường huyết để phòng ngừa biến chứng.
Xem thêm:
Người bệnh tiểu đường là người có đường máu luôn cao, chủ yếu do thiếu hụt insulin để chuyển hóa nhóm bột đường ăn vào, là nguyên nhân sinh ra nhiều bệnh khác như: tim mạch, huyết áp, suy thận, thần kinh, hoại tử chi… Nếu được sự tận tâm chăm sóc của người nhà và thầy thuốc, kết hợp với sự nỗ lực của người bệnh sẽ giúp đường huyết ổn định, bệnh nhân an tâm vui sống với gia đình và xã hội.
Mục tiêu chăm sóc bệnh nhân tiểu đường
Như đã nói ở trên mục tiêu chính trong điều trị chăm sóc bệnh nhân tiểu đường là giúp người bệnh ổn định đường huyết để phòng ngừa được các biến chứng tiểu đường có thể gây ra. Muốn vậy người bệnh phải tuân thủ nghiêm ngặt 3 yếu tố chính: Chế độ ăn uống, Vận động thể dục và thuốc điều trị.
Nguyên tắc trong xây dựng cách chăm sóc bệnh nhân tiểu đường bằng chế độ ăn uống:
Theo hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ, đối với bệnh nhân tiểu đường nên duy trì đường huyết ở mức sau : Trước ăn: 90-130 mg/dl ( 5,0- 7,2 mmol/l ); sau ăn 1- 2h: < 180 mg/dl ( 10mmol/l
Để làm được điều này, người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Phải ăn uống điều độ, đúng giờ, không để quá đói nhưng cũng không ăn quá no.
– Nên chia nhỏ bữa ăn (ít nhất 4 bữa). Người bệnh cũng nên ăn bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.
– Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như là khối lượng của các bữa ăn.
– Để giúp đường huyết ổn định, người bệnh nên tuân thủ chế độ ăn theo lời khuyên của bác sĩ, là nên ăn nhiều rau các loại: rau chân vịt, bầu, bí, mướp, dưa, cà, với thức ăn như: cá, tép, cua, lươn, thịt nạc, đậu phụ, nấm các loại; giảm tinh bột từ cơm, cháo, có thể thay thế bằng miến, bún gạo, bún tươi, khoai lang… Hạn chế thức ăn có đường như bánh, kẹo, nước ngọt, trái cây quá ngọt. Đặc biệt, nên bổ sung trong thực đơn sữa dành cho người tiểu đường để luôn giúp đường huyết ổn định, cơ thể nhận được nhiều chất dinh dưỡng, phòng thoái hóa xương khớp và các bệnh tim mạch…
Nguyên tắc chăm sóc bệnh nhân tiểu đường bằng chế độ vận động:
Nguyên tắc thứ 2 trong cách chăm sóc sức khỏe người bệnh tiểu đường cần đặc biệt chú ý đế chế độ vận động hợp lý.
Người bị tiểu đường tập thể dục đều đặn sẽ giúp:
– Giảm lượng đường trong máu và cải thiện khả năng sử dụng glucose của cơ thể.
– Tăng tác dụng của insulin. Khi tập thể dục đều đặn, liều insulin cần thiết có thể giảm.
– Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhờ làm giảm cholesterol xấu (LDL), và tăng cholesterol tốt (HDL).
– Cải thiện được huyết áp khi huyết áp cao ở mức nhẹ và trung bình.
– Làm tăng hiệu quả của tim, phổi, và hệ thống tuần hoàn cả khi nghỉ cũng như khi làm việc. Cải thiện khả năng vận chuyển oxy làm tăng độ dẻo dai và sức chịu đựng của cơ thể.
– Duy trì và tăng cường sự linh hoạt của khớp: giúp bạn dẻo dai và giữ thăng bằng tốt.
– Kiểm soát trọng lượng cơ thể: giúp đốt bỏ năng lượng dư thừa (dự trữ ở tế bào mỡ), từ đó giúp giảm cân hoặc duy trì trọng lượng của cơ thể.
– Giúp chế ngự căng thẳng (stress) trong sinh hoạt hằng ngày. Qua tập thể dục bạn có nhiều năng lượng hơn, thư giãn hơn và sẽ cảm thấy ít mệt hơn.
– Các nghiên cứu gần đây còn chứng minh rằng, việc luyện tập thường xuyên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều trị và ngăn chặn các biến chứng của bệnh tiểu đường.
– Giảm lượng đường trong máu và cải thiện khả năng sử dụng glucose của cơ thể.
– Tăng tác dụng của insulin. Khi tập thể dục đều đặn, liều insulin cần thiết có thể giảm.
– Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhờ làm giảm cholesterol xấu (LDL), và tăng cholesterol tốt (HDL).
– Cải thiện được huyết áp khi huyết áp cao ở mức nhẹ và trung bình.
– Làm tăng hiệu quả của tim, phổi, và hệ thống tuần hoàn cả khi nghỉ cũng như khi làm việc. Cải thiện khả năng vận chuyển oxy làm tăng độ dẻo dai và sức chịu đựng của cơ thể.
– Duy trì và tăng cường sự linh hoạt của khớp: giúp bạn dẻo dai và giữ thăng bằng tốt.
– Kiểm soát trọng lượng cơ thể: giúp đốt bỏ năng lượng dư thừa (dự trữ ở tế bào mỡ), từ đó giúp giảm cân hoặc duy trì trọng lượng của cơ thể.
– Giúp chế ngự căng thẳng (stress) trong sinh hoạt hằng ngày. Qua tập thể dục bạn có nhiều năng lượng hơn, thư giãn hơn và sẽ cảm thấy ít mệt hơn.
– Các nghiên cứu gần đây còn chứng minh rằng, việc luyện tập thường xuyên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều trị và ngăn chặn các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Tiêu chuẩn chăm sóc bệnh nhân tiểu đường
1. Kiểm soát được đường huyết
– Giảm các biến chứng cấp: nhiễm ceton acid, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, hạ đường huyết
– Ngừa các biến chứng mạn tính:
+ Mạch máu nhỏ: tổn thương võng mạc, thận thần kinh
+ Mạch máu lớn: bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, bệnh mạch máu ngoại biên
2. Kiểm soát huyết áp
– Ngăn ngừa làm chậm biến chứng võng mạc, thận, thần kinh do tổn thương vi mạch thường xảy ra ở bệnh nhân ĐTĐ típ1
– Giảm tỷ lệ tử vong tim mạch (NMCT), TBMMN do tổn thương mạch máu lớn thường xảy ra ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2
3. Rối loạn chuyển hóa mỡ
Rối loạn chuyển hoá mỡ thường xảy ra ở bệnh nhân ĐTĐ ở các thể: tăng TG, tăng LDL-c, và giảm HDL-c đơn thuần hoặc phối hợp nên được xếp vào loại nguy cơ rất cao ở bệnh nhân có bệnh mạch vành. Vì vậy cần phải phát hiện sớm và điều trị kịp thời để ngừa và giảm tử vong hàng đầu do bệnh lý tim mạc.
4. Bệnh lý võng mạc
– Phát hiện sớm tổn thương võng mạc để ngừa biến chứng dẫn đến nguy cơ mù mắt thường gặp
+ ĐTĐ típ 1: viêm võng mạc tăng sinh dẫn đến bong võng mạc
+ ĐTĐ típ 2: phù nề, thiếu máu tại chỗ của hoàng điểm
5. Phát hiện sớm bệnh lý thận
– Phát hiện sớm bệnh lý thận, nhờ tìm vi đạm niệu, để điều trị kịp thời bảo vệ thận, ngừa và ngăn chặn làm chậm tổn thương thận tiến triển đến suy thận mạn giai đoạn cuối
– Tiểu đạm vi thể xuất hiện trước tiểu đạm đại thể (> 300mg/24giờ) nhiều năm ở ĐTĐ típ 1 và típ 2. Từ khi có tiểu đạm đại thể đến suy thận giai đoạn cuối là 5 năm. Thường ĐTĐ típ 1 từ khi chẩn đoán đến khi tiểu đạm đại thể là 17 năm.
6. Bệnh lý thần kinh
– Biến chứng lâu dài của bệnh ĐTĐ
– Biểu hiện đa dạng chuyên biệt:
+ Tổn thương thần kinh cảm giác – vận động ngoại biên đối xứng
+ Thần kinh tự chủ
. Hệ tiêu hoá: dạ dày giảm co bóp, tiêu chảy về đêm…
. Hệ tiết niệu: bàng quang thần kinh, bất lực (có thể do bệnh lý mạch máu phối hợp)
. Hệ tim mạch: hạ huyết áp tư thể, nhịp tim nhanh lúc nghỉ, mất mồ hôi
+ Thần kinh cục bộ: TK sọ não như liệt dây III, IV, VI, VII
– Cần khám thần kinh mỗi lần khám bệnh nhân đái tháo đường
+ Hỏi các triệu chứng: mệt mỏi, chán nản, đau nhức, tê bì, mất cảm giác, tiêu chảy về đêm, tiểu không tự chủ, bất lực…
+ Khám: thẩm định cảm giác nông sâu (sờ, đau, nhiệt, rung âm thoa, tư thế khớp, phản xạ gân xương), đo huyết áp tư thế nằm ngồi, bắt mạch lúc nghỉ.
– Kiểm soát tốt ĐH làm giảm và chậm tổn thương thần kinh
– Khi xác đinh tổn thương thần kinh chuyên biệt cần phối hợp điều trị theo chuyên khoa.
7. Bệnh tim mạch
– Bệnh lý tim mạch là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở bệnh nhân ĐTĐ. Do đó, giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý bệnh ĐTĐ ngang hàng với kiểm soát tốt đường huyết.
– Các yếu tố nguy cơ tim mạch gồm:
+ Tăng huyết áp
+ Rối loạn chuyển hoá mỡ
+ tiền căn gia đình có bệnh lý mạch vành sớm
+ Tiểu đạm vi thể
+ Hút thuốc lá
+ Lối sống thiểu động
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét