Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Giai đoan phát triển của đa khớp dạng thấp

Bệnh viêm đa khớp dạng thấp hiện đang là một trong những căn bệnh mãn tính ảnh hưởng nhiều nhất tới cuộc sống của người bệnh. Bệnh thường gây ra trên nhiều khớp ở toàn thân với mức độ nặng nhẹ và diễn biến của bệnh khá phức tạp. Tuy ít khi trực tiếp làm chết người nhưng làm giảm chất lượng của cuộc sống, bệnh gắn liền với đau đớn, mất sức, tật nguyền, trầm cảm và mất việc làm.  Nên việc điều trị bệnh sớm tránh những biến chứng nguy hiểm có thể gây ra là việc cần thiết tích cực ngay từ đầu. Dưới đây là những thông tin diễn biến của bệnh theo từng giai đoạn mà mọi người nên tìm hiểu để biết cách nhận biết bệnh này một cách sớm nhất nhé.
Xem thêm:

Các giai đoạn tiến triển bệnh viêm khớp dạng thấp 

Các giai đoạn phát triển của bệnh viêm khớp dạng thấp

Dựa vào những biểu hiện của bệnh ra bên ngoài mà người ta chia thành 2 giai đoạn cụ thể như sau:
1. Giai đoạn 1: Hầu hết các bệnh về xương khớp thường có đặc điểm chung chính bệnh thường diễn biến âm thầm trong một thời gian khá dài. Bệnh viêm khớp dạng thấp cũng vậy thường kéo dài 1 – 2 năm. Khi đó thời gian đầu bệnh thường thể hiện ra bên ngoài bằng một số biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau, hạn chế vận động các khớp do hiện tượng viêm màng hoạt dịch của khớp. Bệnh diễn biến từng đợt, nhưng chưa để lại di chứng gì đáng kể tại khớp sau mỗi đợt viêm, chưa ảnh hưởng nhiều tới toàn cơ thể người bệnh. vì thế nen khi thấy các triệu chứng kia xuất hiện thì nên có hướng điều trị sớm để bệnh có khả năng hồi phục lại cao.
2. Giai đoạn 2: Sau khi tiến triển thời gian dài mà bệnh nhân không phát hiện sớm hoặc không có biện pháp tích cực điều trị thì bệnh sẽ có những biểu hiện xấu hơn, và bắt đầu xuất hiện tổn thương bào mòn ở sụn khớp và đầu xương (biểu hiện trên phim X quang) do hậu quả của hiện tượng viêm màng hoạt dịch. Các tổn thương này một khi đã xuất hiện thì không thể mất đi. Nếu không được điều trị, các tổn thương sụn khớp và đầu xương ngày càng nặng nề làm khe khớp dần dần hẹp lại, các đầu xương dính với nhau gây biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động của khớp. Lúc này bệnh thường ảnh hưởng tới toàn cơ thể người bệnh: sốt, xanh xao, mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, gầy sút… Vì thế đối với giai đoạn này người bệnh thường phải chịu khá nhiều áp lực do bệnh gây ra. Không cẩn thận thì nguy cơ dẫn tới liệt khớp là rất cao.
Đây là những diễn biến cũng như biểu hiện kèm theo của bệnh viêm đa khớp dạng thấp mà mọi người nên theo dõi và đề phòng cảnh giác. Nhất là đối với những người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh này cao thì nên cẩn thận hơn trong việc phòng tránh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét