Thi “3 riêng”, thí sinh đừng học tủ
Tiến tới lộ trình đến năm 2017 chính thức giao quyền tự chủ tuyển sinh cho tất các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) trên cả nước, kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014, Bộ GD&ĐT khuyến khích giao quyền tự chủ trong xét tuyển cho các trường (có khả năng) theo hình thức “3 riêng” (ra đề riêng, phương thức thi riêng và cách đánh giá xét tuyển riêng). Các trường có quyền tự tổ chức tuyển sinh tối đa 2 lần/năm căn cứ vào chương trình, ngành nghề đào tạo của mỗi trường."Nguyên tắc là tự chủ nhưng vì trường của chúng ta có điều kiện khác nhau, có trường triển khai ngay được, có trường phải chuẩn bị. Hơn nữa, học sinh của chúng ta cũng cần có thời gian để thích nghi nên cần phải có một giai đoạn quá độ. Chúng ta phải chuyển có trật tự vì đây là vấn đề lớn liên quan đến hàng triệu người”.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận
Kết quả thi của thí sinh tại trường tổ chức tuyển sinh riêng chỉ có giá trị xét tuyển vào trường đó, không có giá trị xét tuyển sang trường khác. Các trường có thể tổ chức tuyển sinh riêng từng phần cho một số khoa, ngành. Hình thức tuyển sinh tự chủ này là giúp các trường chủ động tuyển chọn được thí sinh phù hợp với nhu cầu đào tạo của nhà trường, đồng thời tạo điều kiện cho thí sinh phát huy được năng khiếu. Đó chính là những điều mà hình thức thi “3 chung” chưa làm được”, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga khẳng định.Trước băn khoăn của nhiều thí sinh về hình thức thi quá mới mẻ trong lúc kỳ thi cận kề, ông Mai Văn Chinh - Vụ trưởng Vụ Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho hay: “Cách thi mới nhưng nội dung vẫn nằm trong chương trình phổ thông, các thí sinh không nên quá lo lắng. Bên cạnh đó, với phương án thi một môn kết hợp với phỏng vấn, kiểm tra kiến thức tổng hợp, thí sinh có nhiều cơ hội trúng tuyển hơn. Để đạt được kết quả tốt, các thí sinh cần thay đổi tư duy học, cần biến kiến thức được dạy ở trường thành của mình, không học vẹt, học tủ. Đồng thời, các thí sinh cần xác định rõ năng lực học tập và lựa chọn ngành nghề phù hợp. Với cách thi mới cũng đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức tổng hợp tốt”.
Năm 2017, xóa thi “3 chung”
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga, kỳ thi ĐH,CĐ kỳ thi ĐH, CĐ năm 2014 được phê duyệt, các trường có đề án tuyển sinh riêng cần gửi đề án về Bộ chậm nhất sau 30 ngày. Đề án tuyển sinh riêng của các trường sẽ được đăng lên trang thông tin điện tử của Bộ và các phương tiện thông tin đại chúng khác để xã hội góp ý, hoàn thiện. Căn cứ vào nội dung của đề án của trường và ý kiến phản biện của xã hội, trong thời hạn tối đa là 30 ngày kể từ ngày trường nộp đề án, Bộ GD&ĐT sẽ xác nhận bằng văn bản khẳng định đề án có đáp ứng yêu cầu quy định hay không. Khi đề án được Bộ xác nhận, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục công bố đề án lên trang thông tin điện tử của Bộ GD&ĐT và các phương tiện thông tin đại chúng khác để xã hội biết và giám sát.Nguyên tắc giao là các trường thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tuyển sinh, Bộ GD&ĐT thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong tuyển sinh. “Khi giao cho các trường tự tuyển sinh thì công tác thanh tra, giám sát sẽ nặng nề hơn. Bộ sẽ phối hợp với các Bộ chủ quản cũng như địa phương để thực hiện tốt công tác này”, Thứ trưởng Bùi Văn Ga nói.
Việc giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường ĐH, CĐ được t`hực hiện theo lộ trình 3 năm. Theo đó, để đảm bảo cho thí sinh quen dần với cách học và cách thi mới; đồng thời để các trường có thời gian chuẩn bị, từ năm 2014 - 2016, bên cạnh các trường có tuyển sinh riêng, Bộ GD&ĐT vẫn tiếp tục duy trì hình thức “3 chung”. Đến năm 2017, chính thức xóa bỏ “3 chung”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét