Theo quan niệm của dân gian, củ nghệ tươi khi bôi vào vết
thương hay vết sẹo sẽ làm lành mọi vết thương, không để lại sẹo, không
để lại vết thâm.
Nghệ từ lâu vẫn thường được dùng
để làm mờ sẹo. Tinh dầu nghệ có đặc tính khử mùi hôi và có tính kháng
viêm cao nên nó thường dùng để làm hạn chế tình trạng của sẹo. Hãy lấy
nghệ tươi giã nhỏ hoặc trộn với mật ong, đắp lên sẹo mụn, để qua đêm và
rửa sạch vào sáng hôm sau. Nếu bạn không có nhiều thời gian thì giã nhỏ
nghệ, cho một chút rượu trắng, rồi đun cách thủy, sau đó cho vào lọ để
dùng dần.
Tuy
nhiên, nhiều công trình nghiên cứu cho thấy trong nghệ có tinh chất
vitamin E và một số chất khác có tác dụng kích thích liền vết thương
hoặc chỉ có hiệu quả tốt với những vết thương nhỏ như mụn trứng cá hay
những vết thương nhỏ (khi da chỉ bị tổn thương ở bề mặt) chứ không có
hiệu quả làm liền sẹo hay giảm vết thâm như dân gian quan niệm. Thêm
nữa, tỷ lệ dị ứng nghệ rất cao, có thể làm vết thương thêm trầm trọng.
Việc
dùng ở thời điểm nào cần phải rất thận trọng, nhất là ở những người có
cơ địa dễ dị ứng. Vì nếu bôi nghệ không đúng sẽ làm loét vùng da non tại
vết thương. Ngoài ra, khi vết thương chưa kịp lên da non mà đã vội vàng
bôi nghệ thì có thể làm vết sẹo sau này đen bóng lại. Khi đó, nghệ
không còn tác dụng làm mờ mà là tô đậm dấu ấn của sẹo.
Vì vậy,
khi bị chấn thương hay phẫu thuật, tốt nhất là bạn nên giữ vệ sinh vết
thương sạch sẽ. Nếu là vết thương nông, nó sẽ nhanh liền không để lại
sẹo. Đừng tự ý bôi nghệ tươi khi da còn non để hạn chế tác động lên sắc
tố da, khiến vùng da bị sẹo thâm đen và bóng lên. Nếu bạn muốn dùng các
loại thuốc bôi chống sẹo, chống thâm nên có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét