Với mặt bằng điểm thi của mùa tuyển sinh 2013 khá cao, cùng
với mức điểm sàn Đại học vừa phải. Tưởng như đây sẽ là nguồn cung dồi
dào cho các trường thuộc “top” dưới và các trường ngoài công lập đang
thiếu chỉ tiêu. Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn khác.
Ngay
từ ngày 20/8 – thời điểm các trường ĐH “mở cửa” nhận hồ sơ xét tuyển
NV2, các trường đại học công lập lập tức rơi vào tình trạng quá tải vì
lượng hồ sơ quá nhiều so với chỉ tiêu còn thừa lại.
Tại
trường ĐH Thủy lợi (phía Bắc), bộ phận nhận và thống kê hồ sơ xét tuyển
NV2 cho biết, đã nhận được hơn 1.100 hồ sơ. Đem số liệu này đối chiếu
với 170 chỉ tiêu trường còn thiếu thì chắc hẳn, ĐH Thủy lợi sẽ có mức
điểm chuẩn cho NV2 rất cao mà không ít thí sinh có phổ điểm khá sẽ trượt
ĐH trong mùa tuyển sinh 2013.
Tương tự là ĐH Tài chính – Marketing, trường đã nhận được hơn 1.000 hồ sơ, con số gấp 5 lần số chỉ tiêu 200 mà trường còn thiếu.
Những
trường ĐH công lập đang thu hút số lượng lớn hồ sơ đổ về còn có ĐH Lao
động – Xã hội (cơ sở Hà Nội) đã nhận được hơn 2.000 hồ sơ. ĐH Xây dựng
nhận được 1.500 hồ sơ, trong khi đó chỉ tiêu NV2 là 760, ĐH Xây dựng
cũng cho biết, số hồ sơ có phổ điểm đạt 20 đến 22 điểm khá nhiều, như
vậy so với mức điểm xét tuyển là 17 mà trường đề ra, ĐH Xây dựng cũng sẽ
có mức điểm chuẩn NV2 vượt mức… điểm xét tuyển mà trường đặt ra.
Dù
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông dành số lượng lớn chỉ tiêu cho
NV2: 1.710 chỉ tiêu (tính cả cơ sở phía Nam), tuy vậy số hồ sơ hiện nay
trường đã nhận được là 2.200 bộ. Cho nên, những thí sinh chỉ đạt điểm
xét tuyển như trường đề ra khó có cơ hội trúng tuyển bởi lượng thí sinh
vượt điểm xét tuyển khá nhiều.
“Cuộc đua” vào các trường ĐH công
lập đang khiến nhiều thí sinh hồi hộp, xen lẫn lo lắng. Mặc dù đã được
các trường hướng dẫn nhưng nhiều thí sinh vẫn mắc sai lầm trong việc lựa
chọn, dẫn đến mất cơ hội.
Theo quan sát của NNVN, nhiều thí sinh
vẫn tưởng rằng, điểm xét tuyển mà trường niêm yết là điểm trúng tuyển
NV2 nên khi đối chiếu, thấy điểm thi của mình đạt được là thí sinh nộp
hồ sơ. Tuy nhiên, điểm số đó là điểm sàn để xét tuyển, còn đậu hay không
phụ thuộc vào số lượng hồ sơ và phổ điểm của các thí sinh nộp vào.
Thông thường, ở các trường ĐH công lập thì điểm trúng tuyển sẽ cao hơn
điểm xét tuyển được niêm yết thường 2 đến 3 điểm.
Song song, thí
sinh còn phải căn cứ vào chỉ tiêu còn thiếu của trường, ví dụ như ĐH
Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội, thì các khoa còn thiếu
chỉ tiêu như Chính trị học, Hán nôm, Nhân học, Triết học… chỉ còn
khoảng vài chục chỉ tiêu, thậm chí ngành Hán nôm chỉ có 7 chỉ tiêu. Với
mức điểm xét tuyển là 18 thì để có một suất vào trường này thí sinh ít
nhất cũng phải đạt từ 20 điểm trở lên.
Ngược lại với cảnh “chen
chúc” vào ĐH công lập, các trường ngoài công lập như ĐH Kinh doanh –
Công nghệ, ĐH Đại Nam, ĐH Nguyễn Trãi, ĐH Hà Hoa Tiên… vẫn lặp lại cảnh
đìu hiu thí sinh nộp hồ sơ vào dù điểm xét tuyển của những trường này
chỉ ngang với điểm sàn.
Theo quan sát từ những năm trước, điểm
chuẩn NV2 của các trường này cũng “đóng khung” luôn với điểm xét tuyển
đưa ra, nên các thí sinh nộp hồ sơ vào sẽ chắc chắn đậu ĐH.
Tuy
vậy, với tư duy chuộng ĐH công lập hơn nên rất ít thí sinh nộp vào những
trường này, các trường ĐH ngoài công lập cũng thường phải có thêm nhiều
chính sách ưu đãi như giảm học phí, khuyến mãi các khóa học tiếng Anh,
vi tính hoặc tư vấn chỗ trọ nhằm lôi kéo thí sinh về phía trường của
mình.
Với quy định hiện tại của Bộ GD-ĐT, các thí sinh nên cân
nhắc kĩ và xem xét thông tin tuyển sinh từ NV2 ở các trường. Bởi, hiện
tại các thí sinh được quyền rút hồ sơ nếu không trúng tuyển hoặc có
nguyện vọng rút hồ sơ đăng ký xét tuyển NV2 đã nộp. Thời gian xét tuyển
NV bổ sung bắt đầu từ 20/8 đến 30/10 và ngày 10/9 sẽ kết thúc đợt xét
tuyển lần 1.
Ông Ngô Kim Khôi, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục - Bộ
GD-ĐT cho biết: “Thời gian nộp hồ sơ ĐKXT NV2 năm nay quy định 20 ngày,
kéo dài thêm 5 ngày so với những năm trước. Các trường bắt đầu nhận hồ
sơ ĐKXT của thí sinh từ ngày 25/8 đến 17g ngày 15/9.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét