Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

Phương pháp nuôi dạy con của người Nhật (phần 3)

Chương 2: Nuôi dạy trẻ từ 0-4 tuổi.

· Tiếng nói, ngôn ngữ ngay từ khi trẻ được 2 tuần tuổi là bắt đầu cho trẻ nghe, tiếp xúc càng nhiều, càng phong phú về vốn từ, về thể loại, ngữ điệu thì tâm hồn và tinh thần của trẻ cũng sẽ càng trưởng thành.

· 0-1 tuổi: chia làm 4 giai đoạn như sau:

- 0-3 tháng: vận động chân và tay, phát triển 5 giác quan

Thị giác: Sau khi trẻ được 1 tháng tuổi thì có thể cho trẻ nhận biết màu sắc đen-trắng, hãy áp dụng mỗi ngày liên tục trong 1 tuần, mỗi lần chỉ 1-2 phút. Luyện cho trẻ khả năng tập trung từ 5 giây đến 1 phút. Đến 6 tháng tuổi trẻ nhận biết được màu sắc khác nhau, các hoa văn khác nhau. Xung quanh tường nơi trẻ ngủ hãy treo hoặc viết các chữ, từ vựng với màu sắc, kích thước khác nhau, bế trẻ đến trước bảng chữ có thể vừa là chữ cái, vừa có thể là từ vựng vừa chỉ vào mỗi chữ và vừa đọc cho trẻ nghe, mỗi chữ chỉ dừng lại 1-2 giây thôi, nhưng ngày nào cũng lặp đi lặp lại.
phuong-phap-nuoi-day-con-cua-Nhat(phan1)
Thính giác: Mỗi ngày chỉ cho trẻ nghe nhạc 30 phút, mỗi lần 15 phút, những bản nhạc nhẹ nhàng hay có âm hưởng dịu dàng (cũng không nhất thiết phải là nhạc cổ điển nếu như cha mẹ không thích loại nhạc đó). Nếu cho nghe lâu trẻ sẽ quên mất không nghe tiếng của mẹ nữa. Khi nghe nhạc cho trẻ đứng trên đùi rồi nhún nhảy theo tiếng nhạc. Quan trọng hơn cả vẫn là cho trẻ nghe được nhiều nhất giọng nói của mẹ. Hãy chơi với trẻ bằng cách là chỉ vào từng bộ phận trên mặt, tay chân, giơ đồ vật lên và nói tên. Dẫn trẻ ra công viên, chỉ vào bông hoa hay mỗi bộ phận của chúng rồi nói tên. Đọc cho trẻ nghe những bài thơ nổi tiếng, hát cho trẻ nghe.

Xúc giác: Khi trẻ bú mẹ đó là khoảnh khắc đầu tiên trẻ được dạy về bài học xúc giác, mới đầu trẻ sẽ vụng về chưa biết điều chỉnh núm vú nhưng rồi sẽ học và điều chỉnh núm vú của mẹ vào đúng vị trí miệng mình rất nhanh. Mới đầu hãy cho đầu vú mẹ chạm vào môi trên, môi dưới, má, cằm trẻ để trẻ học và điều chỉnh vị trí đầu vú chính xác. Rồi cho trẻ chạm vào các vật dụng khác như là cho đầu ống mút chạm vào môi trẻ…

Vị giác: Hãy cho trẻ nếm chút một nước ấm, nước lạnh, cay, chua…để trẻ cảm nhận các vị giác khác nhau.
Cầm, nắm: Cho trẻ nắm lấy ngón tay của mẹ. Luyện cho trẻ dùng lực nâng đỡ cơ thể thông qua sự cầm, nắm của bàn tay.
Mùi thơm: Cho trẻ ngửi các mùi thơm

- 4-6 tháng: lẫy, lật mình

Trẻ có thể nhìn thấy vật từ cách 3 m, có thể với để cầm nắm những vật ngay trước mắt mình. Lúc này rất cần cha mẹ ở bên trông trẻ. Khi trẻ còn trong bụng mẹ mà mẹ nói chuyện nhiều với thai nhi thì sau khi sinh 3 tháng là trẻ có thể e, a phát ra âm thanh và bắt đầu trò chuyện.
Thị giác: Cho trẻ coi những bức tranh nổi tiếng. Dẫn trẻ đi dạo để trẻ tiếp xúc với nhiều những hiện tượng và thế giới xung quanh. Khi gặp mỗi sự vật, hiện tượng, mỗi đồ vật vừa chỉ cho trẻ vừa không quên nói luôn tên của chúng cho trẻ biết và nhắc đi nhắc lại tên chúng nhiều lần. Lặp lại việc đó với bảng chữ cái, từ vựng hay kí hiệu. Hãy quan sát khi bặt điện và nhìn xem phản ứng của trẻ trước sự khác nhau của áng sáng để xem trẻ có bị bệnh gì về mắt không.
Thính giác: Cho trẻ nghe âm thanh của tự nhiên trong công viên khi bế trẻ đi dạo, hay tiếng trống, tiếng nước chảy và các âm thanh khác…Khi trẻ bắt đầu biết nói chuyện biết ê,a thì hãy nhìn vào mắt trẻ khi nói chuyện, và nói chuyện thật rành rọt, khi nói có thể dùng tay chân để diễn đạt cho trẻ. Thông qua mỗi lời nói của mẹ trẻ sẽ học thuộc lòng và ghi nhớ vào trong não. 3 tháng trẻ nghe rõ tai phải, đến 4 tháng thì nghe cả 2 tai. Trẻ càng nhỏ thì cha mẹ khi nói chuyện với trẻ càng phải nói to, rõ ràng.

Xúc giác: Giúp trẻ phát triển khả năng cầm nắm, cho trẻ sờ vào các loại vải và các nguyên liệu khác nhau. Hãy chơi trò cần câu với trẻ ở thời kì này, khi trẻ gần với tới đồ gì thì ta dịch ra xa để giúp trẻ rướn người để lấy được đồ nó muốn. Cách làm này sẽ giúp thúc đẩy hứng thú học tập ở trẻ. Chơi trò nắm bàn tay, mở bàn tay, chạm nước nóng, chuyển tay qua nước lạnh…
Vận động: Cho trẻ nằm trên bụng và rướn đầu lên

- 7-10 tháng: có thể bò

Thị giác: Cho trẻ nhìn gió thổi, chuông gió, công viên, lá rơi, chim kêu, cảnh tụi trẻ con chơi trong công viên, hãy bế trẻ khi dẫn trẻ đi dạo hoặc nhìn thì trẻ sẽ cảm nhận nhều hơn là cho trẻ ngồi trong xe đẩy.
Thính giác: Cho trẻ nghe những ca khúc melody, nghe nhiều loại âm thanh, thể loại và ngôn ngữ khác nhau. Cho trẻ nghe những bài hát thiếu nhi thế giới. Ở việt Nam thì có thể cho trẻ nghe những bài hát ru, dân ca...
Xúc giác: Hãy cho trẻ sờ ngón tay cha, mẹ, cho trẻ xé thử giấy, báo, dùng tay ấn đồ, quay tròn, đập vào các đồ vật…Hãy cùng chơi trò ném bóng với trẻ, trò đóng mở nắp hộp…
Vận động: Hãy tập cho trẻ gật đầu hay trả lời. Khi trẻ bò hay lẫy thì hãy dùng tay ấn, hay đẩy giúp trẻ có động lực cố lên.

- 11-12 tháng: lẫm chẫm bước được

Thị giác: Cho trẻ đọc ehon, sách từ điển, đứng trước bảng chữ, từ vựng để tập đọc, đứng trước gương rồi cùng nói chuyện với mẹ. Dẫn trẻ đi dạo mỗi ngày. Cho nhìn những động vật, những cái mà trẻ thích.

Thính giác: Bắt chước tiếng kêu của động vật. Hỏi vị trí mắt, tay, tai, mũi…nằm ở đâu. Hãy dùng những từ “đưa cho mẹちょうだい”, “không được” ダメ là những từ trẻ có thể lí giải được. Chơi trò ú tim với trẻ [いないいないばあ]. Đây là giai đoạn trẻ thích ném những gì có trong tay nên hãy cho trẻ trải nghiệm với nhiều cảm giác mới lạ. Lúc này cũng là lúc trẻ bắt chước tiếng nói của ba mẹ, của mọi người xung quanh mà trẻ nghe được. Vẫn tiếp tục cho trẻ nghe nhạc, nghe bài hát như giai đoạn trên.

Xúc giác: Dạy trẻ vo tròn tờ giấy, sai trẻ nhặt đồ lên, đầu tiên là nhặt bằng 5 ngón tay rồi dần dần là nhặt đồ bằng hai ngón tay là ngón cái và ngón trỏ.

Đạo đức: Dạy trẻ đối xử với các đồ chơi. Chơi cùng trẻ những trò chơi như là di chuyển hay giấu đồ vật, đố trẻ tìm đồ được giấu. Đặt những đồ chơi cạnh khi trẻ ngủ. Đặt đồ vật trước mặt trẻ và ra lệnh để trẻ nhặt đồ theo yêu cầu. Dạy trẻ làm theo mình như vỗ tay, bắt chước…đặt đồ chơi ra xa để trẻ cố gắng vươn tới lấy.

Vận động: Cho trẻ bám thanh sắt, cho trẻ tập đi, leo lên chỗ cao và bò xuống chỗ thấp như bậc thang…cho trẻ ném đồ vật, chơi ném bóng...

Chữ viết, tập nói: Quan trọng nhất giai đoạn này là trẻ tập nói. Có thể bắt chước theo lời mẹ nói. Khi trẻ nhớ được một chữ thì hãy đố trẻ tìm đúng chữ đó trong một tập hợp chữ. Khi trẻ nhớ được chữ nào thì viết chữ đó lên giấy và cho trẻ nhìn. Nếu trẻ không nhớ thì cũng không nên nóng vội, mà phải luyện hàng ngày.

· 1-2 tuổi: Tập trung vào tập đi, tập nói, kỹ năng xử lí chơi đồ chơi

- Khi trẻ được 1 tuổi hãy cho trẻ vận động thật nhiều.
- Thời điểm thử nghiệm từ 1 tuổi-1 tuổi 8 tháng: cho trẻ làm bất cứ điều gì, dạy trẻ học bất cứ điều gì. Mỗi hành động của trẻ không còn vô thức như hồi dưới 1 tuổi mà đều có mục đích hay bao hàm suy nghĩ của trẻ, từ việc trẻ cầm đồ đạc để ném cũng mang ý nghĩa nhất định rằng đó là cách trẻ khám phá thế giới. Lúc này cha mẹ không được ngăn cấm “không được ném”… mà hãy để trẻ tự khám phá thế giới thông qua mỗi hành động của mình.
- Chọn đồ chơi mà kích thích khả năng trí tuệ mà sự tò mò của trẻ. Các đồ chơi đạt 3 yêu cầu: Trẻ thu được bài học gì từ đồ chơi đó, không gửi quá nhiều bài học trong mỗi đồ chơi, mẹ có thể tham gia chơi cùng trẻ. Kết hợp những trò chơi như so sánh nặng nhẹ, nhiều ít, to nhỏ, cho xem các hiện tượng tự nhiên. Kết hợp dạy trẻ làm theo yêu cầu” đưa cho mẹ”, dạy trẻ nói “cảm ơn”…
- Dạy trẻ tập nói mỗi khi có cơ hội như khi tắm, đi dạo công viên, siêu thị. Dạy trẻ đọc ehon từ khi 6 tháng tuổi và hãy lặp đi lặp lại suốt việc này. Thời kì này trẻ có tư duy phát triển rất nhanh và bắt chước cũng rất nhanh nên việc dạy nói cho trẻ hay cho trẻ biết nhiều từ vựng là một môi trường phong phú để trẻ phát triển.
- Cho trẻ chơi thú nhồi bông, cầu trượt, xếp hình, đếm thời gian, chữ, hoa quả, động vật thông qua các tấm card có in hình được bán ở hiệu sách.
- Đừng cho trẻ nghe CD, DVD nhiều mà hãy cho nghe tiếng nói thực tế như tiếng nói của mẹ, của người thân vì tiếng nói của người có sự chủ động chứ không thụ động như tiếng của máy móc. Đó là lí do hãy trò chuyện thật nhiều với trẻ thì trẻ sẽ nhanh biết nói.
- Mỗi lần chơi trò đếm chữ nếu như trẻ hứng thú thì ta sẽ kéo dài thời gian ra so với lần trước 2-3 phút, nhưng mỗi trò chơi không kéo dài quá lâu, ban đầu chỉ 5-10 phút rồi sẽ kéo dài lâu hơn sau mỗi lần. Thời kì này khả năng tập trung của trẻ còn ngắn nên ta sẽ chia làm nhiều lần trong ngày để chơi với trẻ. Ví dụ như trò dạy biết mặt chữ mỗi lần cho trẻ nhìn 1 giây rồi lướt rất nhanh các chữ. Hãy dừng các trò chơi khi nhận thấy trẻ bắt đầu có dấu hiệu chán. Vì nếu trẻ chán rồi mà ta cứ cố ép trẻ chơi thì sẽ dẫn đến trẻ sẽ trở nên ghét trò chơi đó và ghét học hành.

· 2-3 tuổi: là thời kì trẻ muốn tự lập và rất ham học hỏi nên hãy chú trọng đến vận động, tập nói, các kĩ năng đơn giản.

- Hãy lập ra lịch trình đi dạo để cho trẻ vận động, chơi bóng, cầu trượt,…đặt ra khoảng cách nhất định rồi cho trẻ tập chạy mỗi ngày, leo dốc, leo cầu thang…
- Đây là thời kì mà những từ nào trẻ nhớ được thì sẽ nhớ suốt đời. 2-2 tuổi 6 tháng là thời kì quan trọng nhất vì trẻ rất nhạy bén và nhạy cảm về ngôn ngữ.
- Khi tắm cho trẻ hãy hỏi trẻ muốn tắm ở đâu trước, nói tên các bộ phận cho trẻ, cho trẻ tự chọn trang phục để mặc…
- Chơi trò đố vui như nói tên những từ bắt đầu bằng chữ A, B, C…
- Hãy chơi trò tra cứu từ điển, sách tham khảo, một ngày cho trẻ đọc 5-10 cuốn ehon, chỉ cho trẻ mọi thứ xung quanh rồi nói tên cho trẻ khi đi bất cứ đâu.
- Dạy cho trẻ về quan hệ nhân quả hay tránh nguy hiểm giai đoạn này rất dễ mà cũng rất khó. Đừng bao giờ đổ tại đồ vật là xấu, đánh đồ vật khi trẻ bị ngã, bị đau mà hãy nói cho trẻ nguyên nhân là vì trẻ va vào nó nên mới bị đau…Ví dụ trẻ sờ vào đồ vật nóng bị bỏng thì không đổ lỗi cho đồ vật hư, đánh chừa đồ vật mà hãy nói rằng vì đồ vật nóng nên con sờ tay vào và bị bỏng. Hay khi trẻ khóc vì không lấy được đồ vật ở dưới gầm giường thì hãy đừng la mắng trẻ không được khóc mà hãy hỏi trẻ là con muốn lấy quả bóng dưới gầm giường đúng không. Khi trẻ được đáp ứng đúng tâm trạng thì nó sẽ có tác dụng rất lớn là trẻ sẽ nhớ được các từ biểu hiện tâm trạng hay cảm xúc của mình.
- Đọc truyện cổ tích, đọc sách cho trẻ trước khi đi ngủ
- Dạy trẻ tự làm những việc đơn giản như rửa tay, buộc dây giày, cài cúc áo, rửa mặt, đánh răng.
- Nếu trẻ có hứng thú với cái gì mà được đáp ứng thì sẽ kích thích sự ham học của trẻ rất nhiều.
- Hãy luyện cho trẻ giúp việc lặt vặt trong nhà, thường xuyên khen ngợi mỗi khi trẻ giúp mình làm gì. Đây cũng là một cách giúp trẻ vận động và luyện kĩ năng xử lí đồ vật, cầm nắm...Ngoài ra có nhiều bà mẹ không để trẻ làm gì vì nghĩ trẻ con nhỏ chưa biết gì, để trẻ chơi một mình còn mình thì bận rộn làm đủ thứ việc nhà mà không biết rằng kết hợp dạy trẻ làm việc nhà cùng mình vừa giúp mình giảm gánh nặng, và quan trọng hơn đó còn có tác dụng là một cách dạy trẻ học tập.
- Sau khi chơi xong hãy dạy trẻ tự cất đồ chơi. Cho trẻ chơi đất sét nặn để phát huy tính sáng tạo.
- Hãy dạy trẻ cách diễn đạt bằng lời nói đúng tâm trạng hay ý muốn của trẻ. Ví dụ như muốn đi tiểu, muốn ăn bánh, đau, vui, buồn…
- 2 tuổi là giai đoạn trẻ nhớ giỏi nhất. Vì thế hãy luyện trẻ về chữ cái, từ vựng, về học thuộc lòng, về tính toán, về đó vui như nhớ cờ các nước, tên các loài vật…chơi trò đoán đúng đồ vật được giấu. Dạy trẻ nhiều ngôn ngữ vì đây là giai đoạn trẻ có thể nhớ và phân biệt được những sự khác nhau nhỏ bé nhất của mỗi ngôn ngữ.

· 3-4 tuổi: Trẻ bắt đầu tư duy, hãy bắt trẻ bắt đầu suy nghĩ

- Khi trẻ bắt đầu lên 3 tuổi thì não trước phát triển cao nhất. Hãy để trẻ tập dùng những dụng cụ như đũa, kéo, vẽ tranh…tức là những trò chơi cần vận dụng trí óc.
- Hãy để 50% để trẻ tự lập và tự mình quyết định sẽ làm gì, hãy cho trẻ nhiều trải nghiệm mới. Hãy dạy trẻ về sông, núi, nước, thiên nhiên…dẫn trẻ đến viện bảo tàng, thư viện tra cứu sách….
- Hãy nói chuyện với trẻ bằng ngôn ngữ chuẩn, chính xác của người lớn thay vì nói với trẻ bằng ngôn ngữ trẻ con. Năng lực về giỏi tiếng quốc ngữ cũng tỉ lệ thuận với địa vị và thu nhập trong xã hội đủ chứng tỏ tiếng nói có vai trò rất quan trọng.
- Hãy dạy trẻ tiếng nước ngoài ở thời điểm này vì đây là thời kì trẻ có năng lực cao nhất.
- Đừng chỉ cho trẻ vui chơi mà quên mất đây cũng là thời kì quan trọng để trẻ có thể học tập và thông qua việc học tập đó mà phát huy được hết khả năng về năng lực và trí tuệ của mình. Mỗi ngày hãy dành ra 30 phút-1 tiếng để dạy cho trẻ về ngôn ngữ như dạy từ vựng, đọc sách.
- Thời kì này hãy chú trọng đến nuôi dưỡng sự tập trung cho trẻ.

· 4-6 tuổi: Phát triển óc sáng tạo, cá tính riêng

- Hãy tích cực trả lời những câu hỏi của trẻ. Luyện tính tập trung. Cùng chơi với trẻ. Hãy dạy trẻ ngôn ngữ để diễn đạt chính xác cảm xúc của mình. Hãy để trẻ quyết định mọi việc liên quan đến bản thân như mặc cái gì, ăn cái gì, đi đâu. Trẻ có làm gì sai hay thất bại thì cũng không nên la mắng mà nên khuyến khích.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét