Hiện nay, trên thị trường bày bán nhiều loại dầu ăn với thành phần
dinh dưỡng và công dụng khác nhau. Tùy vào mục đích sử dụng mà các bà
nội trợ nên chọn những sản phẩm dầu ăn phù hợp.
Bạn
đã biết công dụng của từng loại dầu ăn đối với sức khỏe chưa? Hãy tham
khảo một số gợi ý sau đây để phát huy tối đa lợi ích của mỗi loại dầu ăn
trong nấu nướng.
Dưới đây là những công dụng riêng mà mỗi loại dầu ăn mang lại cho sức khỏe của bạn:
1. Dầu đậu phộng
Dầu
đậu phộng thường được dùng để chế biến các món chiên, xào hoặc
nướng. Loại dầu này rất có lợi cho sức khỏe vì chứa ít cholesterol
nhưng lại giàu vitamin E, một trong những chất chống ôxy hóa mạnh mẽ,
có tác dụng bảo vệ làn da không bị mụn, sẹo và giúp làm đẹp da.
2. Dầu hạt cải
Dầu
hạt cải là sự lựa chọn thích hợp cho các món ăn cần nhiệt độ cao như
chiên và nướng. Loại dầu ăn này chứa nhiều axít béo omega 3, 6 và 9.
Các chất trên có tác dụng duy trì lượng cholesterol tốt trong cơ thể
luôn ở mức ổn định . Với 7% chất béo bão hòa, dầu hạt cải là một
trong những loại dầu tốt cho sức khỏe.
3. Dầu hướng dương
Dầu
hướng dương không có chứa cholesterol nên được coi là loại dầu ăn rất
tốt cho sức khỏe. Với mùi vị nhẹ, dầu hướng dương không ảnh hưởng tới
mùi hương của các nguyên liệu khác khi chế biến món ăn. Bên cạnh đó,
nó cũng còn chứa axít béo mega 6 và vitamin E có tác dụng chống chống
ôxy hóa và giảm lượng cholesterol xấu ở trong máu.
4. Dầu mù tạt
Dầu
mù tạt có hương vị đặc biệt nên có thể tạo sự mới lạ và độc đáo cho
các món ăn. Bên cạnh đó, các dưỡng chất chứa bên trong dầu mù tạt có
tác dụng kích thích vòng tuần hoàn máu và hỗ trợ tiêu hóa. Ngoài ra,
với đặc tính kháng khuẩn, dầu mù tạt có thể bảo vệ làn da của bạn
luôn khỏe đẹp.
5. Dầu ôliu
Axít béo
không bão hòa có trong dầu ô liu là omega 3 rất cần thiết cho trí
não và sức khỏe con người. Hơn nữa, trong dầu ô liu cũng dồi dào các
loại vitamin, khoáng chất và protein nên có thể được dùng để chăm sóc
tóc và làn da. Thêm một công dụng tuyệt vời khác của dầu ôliu là
giúp cơ thể hấp thu canxi và làm giảm thiểu lượng cholesterol xấu
trong máu.
6. Dầu mè
Được sản
xuất từ hạt mè đã rang chín với mùi thơm lừng; nó được thừa nhận với mùi
thơm đậm và màu hổ phách. Bình thường màu của dầu mè vàng nhạt. Lượng
acid béo đơn và đa không bão hoà gần ngang nhau.
Sử
dụng: Dầu mè màu hổ phách là loại dầu gia vị tiêu biểu ở các nước châu
Phi và châu Á. Nó tạo cho các món salad, xốt, từ phương Đông và các món
chiên từ vùng Viễn Đông một vị mạnh đặc trưng. Có thể rắc dầu trên những
món đã nấu chín. Dầu mè màu vàng nhạt có thể đun nóng, và nó khiến cho
các món nước xốt fondue của Nhật trở thành đặc sản - món tempura với vị
riêng.
Bảo quản: Dầu mè có thể sử dụng tới18 tháng.
7. Dầu bắp
Dầu
này được ép từ hạt bắp ngâm nước và xay nhuyễn, hoặc qua trích xuất nhờ
trung gian chất dung môi. Dầu bắp được ép kỹ lưỡng có giá trị bổ dưỡng
cao hơn, giàu acid béo đa không bão hoà và vitamin E. Dầu tinh chế màu
vàng nhạt nhiều sắc độ và không có mùi vị; dầu không tinh chế có màu
vàng óng và thoảng vị ruột cây.
Sử dụng: dầu bắp không
tinh chế là gia vị bổ sung cho các món chế biến từ hạt cốc và rau củ,
trong đó có bí xanh và cà dĩa. Dầu bắp không tinh chế ổn định khi đun
nóng, thích hợp cho chiên xào. Dầu bắp tinh chế được dùng phổ biến cho
các món nguội và nóng: rau sống, gỏi rau quả xanh, xốt mayonnaise. Ngoài
ra, dầu còn phù hợp với phết nướng bánh.
Bảo quản: dầu ép nguội không tinh chế để được 10 - 12 tháng, dầu tinh chế để được hơn 18 thán
8. Dầu quả phỉ, quả hạnh và quả hồ trăn
Những
loại dầu này hiếm, và thường chỉ có bán tại các chợ thực phẩm đặc sản.
Chúng được ép nguội và rất bổ dưỡng. Vị dầu tuỳ theo loại quả đậu làm ra
dầu.
Sử dụng: Dành cho các món tráng miệng và salad trái cây, rắc vài giọt, và không bao giờ đun nóng.
Bảo quản: Có thể để được sáu tháng. Giữ dầu chỗ mát và dùng nhanh sau khi khui dầu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét