Thứ Hai, 1 tháng 2, 2016

Cách điều trị viêm mũi dị ứng

Điều trị bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm tai giữa

Bệnh viêm xoang: gồm có:

Xoang sàng: thường làm đau đỉnh đầu, vùng gáy, đau 1 bên đầu, làm thâm cuồng mắt, chức năng tuần hoàn não, mất ngủ, hay quên, ảnh hưởng đến tiền đình và hệ thần kinh.
Xem thêm:
Xoang bướm: đau khó chịu vùng mi mắt, hốc mắt, ảnh hưởng tới 2 mắt, có thể chảy nước mắt hoặc đau phải nhắm mắt.
Xoang trán: đau khu vực vùng trán.
Xoang hàm: đau vùng 2 bên má, có thể đau quai hàm.
Ngoài ra xoang có thể ăn vào vùng tai giữa gây viêm tai giữa, ù tai, choáng đầu, có thể thủng màng nhỉ, gây điếc.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm xoang, viêm mũi dị ứng: môi trường, ăn uống, khói bụi, hóa chất, thời tiết, phản vệ cơ thể, vi khuẩn, nấm, vi rút, ứ trệ dịch trong các hốc xoang…
Là bệnh rất khó chữa: do vi rút gây viêm trong ổ xoang, ăn mòn phần sụn ở khu vực đầu, ảnh hưởng nhiều đến hệ thần kinh: gây đau đầu,mất ngủ, giảm trí nhớ, hay quên, suy nhược thần kinh, chức năng tuần hoàn não. Khi ăn ra chỏm tai thì gây váng đầu, ù tai, có thể thủng màng nhỉ gây điếc, lảng tai.

Chữa viêm xoang:

Viêm mũi dị ứng: do phản vệ của cơ thể khi có tác nhân kích thích từ bên ngoài như thời tiết, khói bụi, hóa chất… hay bên trong do ăn, uống, ngủ cơ thể phản vệ lại gây ra chảy mũi, nghẹt mũi, hắt hơi.

Người bị ù tai, viêm tai giữa:

Thuốc có tác dụng: loại trừ vi rút, nấm gây nên viêm loét, rút khô được các dịch mũ trong các hốc xoang, liền được các tổn thương của ổ viêm nhiễm, loại trừ các tác nhân gây ảnh hưởng sinh ra tuần hoàn não, tiền đình, viêm đường hô hấp, giải các độc tố để loại trừ các phản ứng nguyên khi có sự kích thích gây ra viêm mũi nên khi khỏi ít trường hợp bị tái phát lại.

Mách bạn cách chữa viêm xoang cho người cao tuổi

Cứ đến mùa rét hoặc khi thay đổi thời tiết là tôi lại bị hắt hơi, chảy nước mũi và ngạt mũi. Tôi đi khám bệnh được chẩn đoán là bị viêm mũi xoang dị ứng.
Xem thêm:
Tôi 67 tuổi, khoảng 3 năm nay, cứ đến mùa rét hoặc khi thay đổi thời tiết là tôi lại bị hắt hơi, chảy nước mũi và ngạt mũi. Tôi đi khám bệnh được chẩn đoán là bị viêm mũi xoang dị ứng. Vậy bệnh này nên được điều trị như thế nào ở lứa tuổi của tôi. – Nguyễn Đức Hoán (Bắc Ninh)
Điều trị viêm xoang ở người cao tuổi
Các bệnh dị ứng nói chung (trong đó có viêm mũi xoang dị ứng) xảy ra chủ yếu ở người trẻ tuổi nhưng cũng có thể gặp ở các lứa tuổi khác. Việc chẩn đoán và điều trị viêm mũi xoang dị ứng ở người lớn tuổi thường gặp nhiều khó khăn do nhóm tuổi này thường mắc phối hợp nhiều bệnh lý và gặp khó khăn trong việc tuân thủ điều trị.
Trong điều trị, trước tiên cần xác định và loại bỏ các yếu tố gây bệnh hoặc làm nặng bệnh nếu có thể. Các loại corticosteroid xịt mũi như budesonide, fluticasone propionate, beclomethasone là các thuốc được lựa chọn đầu tiên do có hiệu quả trong tất cả các thể viêm mũi và độ an toàn tương đối cao.
Để đảm bảo hiệu quả, cần lưu ý rửa sạch mũi và lắc đều lọ thuốc trước khi xịt. Nếu có biểu hiện chảy máu cam sau dùng thuốc xịt, nên chuyển sang một chế phẩm corticosteroid xịt mũi khác có chứa propylene glycol hoặc một thuốc kháng histamin xịt mũi. Nếu corticosteroid xịt mũi đơn thuần không có hiệu quả nên dùng phối hợp thêm các thuốc kháng histamin uống hoặc xịt mũi như loratadine, cetirizine, fexofenadine, azelastine.
Ở người lớn tuổi, nên tránh dùng các thuốc kháng histamin thế hệ 1 như promethazine, chlorpheniramine vì tác dụng kém chọn lọc nên có thể gây buồn ngủ, lo lắng, lú lẫn, bí tiểu, táo bón, tụt huyết áp… Trường hợp chỉ có viêm mũi xoang đơn thuần không đi kèm với viêm kết mạc, nên dùng các thuốc kháng histamin xịt mũi như azelastine vì có tác dụng nhanh và ít tác dụng phụ.
Trong trường hợp các thuốc trên không hiệu quả hoặc không thể được dung nạp, có thể cân nhắc việc điều trị giảm mẫn cảm đặc hiệu với dị nguyên gây bệnh nếu có thể xác định được các dị nguyên này.

Cách phát hiện mắc bệnh viêm xoang

Biểu hiện thường gặp khi bị viêm xoang là đau đầu, sốt nhẹ (25% bệnh nhân sốt bởi viêm xoang cấp), cũng có trường hợp sốt cao, nhất là ở trẻ em.
Xem thêm:
biểu hiện của chứng bệnh viêm xoang
Bệnh viêm xoang
- Tăng nhạy cảm vùng mặt là triệu chứng chính, đau nhiều về sáng do đêm bị ứ đọng xuất tiết, đau thành từng cơn.
– Một số người hay choáng đầu khi nghiêng về phía trước. Vùng quanh mắt nhức thành cơn và theo nhịp mạch đập. Ấn thấy đau phía dưới mắt, cơn đau có chu kỳ vào thời gian nhất định trong ngày.
- Bên cạnh đó, bệnh nhân thường thấy ngạt, tắc mũi, chất tiết mũi trở nên đục, đổi màu xanh đục, nước mũi chảy ra trước hoặc sau cổ họng, gây ngứa họng và kích thích họng.
Tùy theo tình trạng viêm mà tắc một hay cả hai bên, mức độ nhẹ hay vừa, từng lúc hay tắc liên tục, không ngửi được mùi, ngạt nhiều bên đau, ngạt tăng vào ban đêm.
- Trường hợp viêm xoang do răng số 5,6,7 hàm trên sẽ thấy bị áp xe quanh răng. Lợi bị viêm, mủ chảy từ xoang ra rất thối, chảy mủ mũi vàng đục, có mùi hôi. Xì mạnh thường gây đau và lẫn tia máu. Người bệnh không tập trung suy nghĩ được. Đôi khi ăn không ngon, ngủ không yên giấc, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
- Nếu viêm xoang mạn tính thì nhóm xoang trước hầu như không khó chịu gì, không nhức đầu, chảy nước mũi, đôi khi mệt mỏi, có thể có triệu chứng xa như ở đường tiêu hoá, phế quản, thận khớp. Nhóm xoang sau bệnh nhân không chảy mủ, nhưng có dịch cuống họng, nhức mắt, đau nhức vùng gáy. Một số trường hợp mờ mắt do viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu.

Chữa đau dạ dày với hoa chuối như thế nào?

Hoa chuối là một trong những nguyên liệu có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon hấp dẫn khác nhau như canh chua, gỏi. Bên cạnh đó hoa chuối còn được biết tới là một khắc tinh của bệnh dạ dày, có lẽ đây là một tin vui cho những người đang ngày đêm khổ sở khi phải sống chung với căn bệnh này.
Xem thêm:

Chữa đau dạ dày với hoa chuối như thế nào?

Nếu như bạn đã sử dụng nhiều loại thuốc tây và đông y để điều trị bệnh đau dạ dày nhưng tình trạng vẫn không biến chuyển thì có thể áp dụng 2 bài thuốc chữa bệnh đơn giản từ hoa chuối ngay sau đây vừa đơn giản lại rất dễ thực hiện.

Bài thuốc 1

Đối với bài thuốc này thì bên cạnh hoa chuối thì bạn cần phải chuẩn bị thêm hoa trà. Nhưng trước khi thực hiện bạn cũng cần lưu ý rằng để bài thuốc này có thể phát huy hiệu quả thì cần phải chọn đúng loại hoa trà sống trên cây tiêu hoặc mua tại những nhà thuốc bắc đều có.
Bài thuốc đơn giản giúp chữa bệnh đau dạ dày công hiệu
Bài thuốc đơn giản giúp chữa bệnh đau dạ dày công hiệu
Mỗi nguyên liệu bạn lấy khoảng 15g rồi cho tất cả vào trong nồi sắc cùng với nước. Khi đã sắc xong chắt nước ra và dùng hàng ngày. Chỉ cần áp dụng bài thuốc trong vòng 10 ngày là những dấu hiệu của bệnh đau dạ dày sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Bài thuốc 2

Trong trường hợp bạn không kiếm được hoa trà trên cây tiêu thì bạn cũng đừng lo lắng nhé! Bởi lẽ vẫn còn có một cách đơn giản khác giúp bạn tạm biệt bệnh đau dạ dày hiệu quả. Nhưng nếu so với bài thuốc 1 thì bài thuốc này tốn nhiều thời gian hơn.
Bật mí bài thuốc chữa đau dạ dày với hoa chuối
Bật mí bài thuốc chữa đau dạ dày với hoa chuối
Hoa chuối tiến hành thái nhỏ và đem rửa, sau đó nấu chung hoa chuối cùng với gạo tẻ để thành món cháo, cho thêm một chút muối vào cùng rồi áp dụng liên trong từ 10 đến 15 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.

Những mẹo nhỏ cần lưu ý

Để giúp cho hai bài thuốc có thể phát huy được toàn bộ tác dụng thì bạn cũng cần phải lưu ý những nguyên tắc sau đây:
Không nên thức quá khuya, làm việc căng thẳng, suy nghĩ nhiều… sẽ khiến cho dạ dày của bạn bị tổn thương.
Đừng bỏ qua bữa ăn sáng ngoài ra hãy luôn nhớ kĩ ăn đủ bữa, ăn đúng giờ và nhai thật chậm rãi.
Trong bữa ăn hàng ngày thì cần phải cho thêm rau xanh, cần nói không với những loại thức ăn, đồ uống chứa chất kích thích như cà phê, rượu bia…
Tham gia các hoạt động thể dục thể thao hàng ngày như đạp xe, đi bộ.
Nếu như bạn không muốn dạ dày của mình bị hành hạ bởi những cơn đau khó chịu thì tuyệt đối hãy nhớ đừng nên tiêu thụ những loại thức ăn cay như sa tế, tiêu, ớt…

Thực phẩm có thể xoa dịu cơn đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày khiến bạn đau đớn thường xuyên, bị chuột rút, buồn nôn hoặc tiêu chảy và thực sự khó chịu trong cả ngày dài hoạt động.
Xem thêm:
thực phẩm tốt cho bệnh dạ dày
Một số thực phẩm gần gũi dưới đây có thể xoa dịu tình trạng dạ dày và chứng khó tiêu của bạn, cùng các chất dinh dưỡng sẽ điều chỉnh hoạt động cơ thể tốt nhất nếu bạn bổ sung chúng thường xuyên trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Chuối
Chuối là loại quả giúp tăng cường năng lượng cho các vận động viên marathon vì chúng dễ tiêu hóa và thường không gây khó chịu trong dạ dày. Được biết đến với chức năng cải thiện các vấn đề về dạ dày, vì trong chuối chứa pectin – một hoạt chất giúp hệ tiêu hóa cân bằng và ổn định.
Cơm trắng
Nếu dạ dày của bạn lộn xộn, các thực phẩm giàu chất xơ như gạo, bánh mì nướng, hoặc khoai tây luộc sẽ giúp cải thiện tình hình. Bên cạnh việc không làm căng thẳng thêm hệ thống tiêu hóa đang nhạy cảm, các thực phẩm này còn giúp giảm bớt hiện tượng tiêu chảy vì chúng hấp thụ chất lỏng trong dạ dày và tiêu thụ lượng chất xơ cần thiết đào thải ra ngoài.
Gừng
Gừng như một phương thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa và cải thiện sức khỏe toàn cơ thể. Nếu bạn yêu thích hương vị và tính năng đa dạng của gừng, cũng nên lưu ý sử dụng 4 gram gừng/ ngày, sử dụng gừng dạng bột hoặc các sản phẩm tinh chế khác cách nhau bốn giờ đồng hồ. Bạn có thể dùng gừng trực tiếp bằng miếng gừng tươi hoặc kẹo gừng hay thêm gừng trong các tách trà nóng cũng đem lại hiệu quả tương đương.
Soup hoặc hỗn hợp táo
Giống như chuối, táo là nguồn dồi dào chứa pectin, giúp giảm các triệu chứng bệnh tiêu chảy. Nếu bạn đang bị rối loạn dạ dày, táo nấu hoặc chế biến trong các hỗn hợp sẽ dễ dàng cho hệ thống tiêu hóa của bạn hơn.
Đu đủ
Thêm một loại trái cây nhiệt đới khác được liệt kê vào danh sách thân thiện với dạ dày là đu đủ. Ăn đu đủ thường xuyên kích thích hệ tiêu hóa, giảm bớt các triệu chứng khó tiêu hoặc điều trị táo bón hiệu quả. Enzyme papain và chymopapain trong đu đủ giúp tiêu thụ nhanh protein, xoa dịu dạ dày bằng cách thúc đẩy sản sinh các acidic lành mạnh. Nếu bạn không thích ăn đủ đủ hoặc mùi vị của chúng trực tiếp, sử dụng thêm các viên thuốc chiết xuất từ đu đủ để bổ sung cũng là ý tưởng tốt cho cơ thể.
Trà thảo mộc
Một tách trà ấm, bạc hà và hoa cúc được chứng minh có những đặc tính giúp chữa bệnh liên quan đến dạ dày. Bạc hà kích thích kênh sản xuất antipain tại đại tràng, chống lại buồn nôn và hỗ trợ giảm bớt các triệu chứng liên quan đau dạ dày. Hoa
cúc giúp giảm đau bụng và khó chịu trong dạ dày.
Sữa chua
Bạn nên lựa chọn sản phẩm sữa chua thích hơp vì trong thành phần sữa chua giúp tăng lượng vi sinh tốt bên trong thành ruột của bạn, hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm bớt triệu chứng khó chịu trong bụng. Các sản phẩm sữa chua nguyên chất, ít hoặc không đường sẽ tốt cho dạ dày hơn các sản phẩm sữa chua nhiều hương liệu và bổ sung nhiều thành phần khác.

Làm gì để chữa bệnh rối loạn tiêu hóa

Trong những kỳ nghỉ kéo dài, nhất là dịp Tết, mọi người thường gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, đầy hơi, buồn nôn.
Những lúc này, bạn có thể dùng những thảo dược như: rễ gừng, vỏ cam, hạt thì là… làm thuốc cho mình. Trong hàng thế kỷ nay, những loại cây có vị hơi đắng hoặc thơm có thể giúp chữa các bệnh tiêu hóa, giảm sự khó chịu và thực sự cải thiện chức năng của đường ruột. Dưới dây Foxnews đưa ra một số loại thảo dược thông dụng có tác dụng này:
Xem thêm:

1. Gốc và lá cây bồ công anh
Đây là một phương thuốc truyền thống chữa các bệnh rối loạn gan và lá lách. Cây bồ công anh chứa thành phần được gọi là sesquiterpene lactone, có tác dụng kích thích sự thèm ăn, cải thiện tiêu hóa. Thành phần này có hiệu quả giống như một loại thuốc nhuận tràng nhẹ.
2. Rễ cây ngưu bàng
Ngưu bàng là một loại thảo dược được sử dụng trong công thức thuốc lợi tiểu và thuốc nhuận tràng. Từ xa xưa tại châu Á, người ta đã sử dụng loại cây này để giải độc gan, thận và mật. Rễ cây chứa axit phenolic, quercetin và luteolin, các chất chống ôxy hóa mạnh.
3. Vỏ cam
Được sử dụng ban đầu như một cách để chữa chứng ợ hơi, vỏ cam chứa một số loại dầu thơm. Ngoài ra trong thành phần của nó có cả synephrine và N –methyltyramine, giúp cải thiện sự ngon miệng và tăng sự tiết dịch tiêu hóa tự nhiên. 
Hạt cây thì là được coi là một phương pháp chữa bệnh truyền thống tại châu Á cho các chứng khó tiêu, đầy hơi.
4. Hạt cây thì là
Chứa nhiều loại dầu thơm cần thiết, vì thế hạt cây thì là được coi là một phương pháp chữa bệnh truyền thống tại châu Á cho các chứng khó tiêu, đầy hơi và đau bụng. Loại thảo dược này có có mùi thơm và hương vị dễ chịu, giúp làm giảm khí và đau bụng.
5. Rễ cây long đởm
Long đởm thảo là một thành phần phổ biến trong nhiều bài thuốc Đông y. Nó kích thích sự tiết dịch tiêu hóa và tăng cường chức năng của túi mật. Những tác dụng chữa bệnh này là do trong cây chứa các thành phần là gentiopicroside và amarogentin.
6. Củ gừng
Củ gừng chứa nhiều thành phần có lợi như: gingerols, shaogals và một số loại dầu thiết yếu. Nó giúp tăng cường tiêu hóa, giảm buồn nôn và giúp tránh say tàu xe.

Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

Chữa đái tháo đường tại nhà

Bệnh tiểu đường hay bệnh đái tháo đường là một rối loạn trao đổi chất, phương thức cơ thể sử dụng thức ăn đã được tiêu hóa để phát triển và cung cấp năng lượng. Tiểu đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong và tê liệt ở Hoa Kỳ. Căn bệnh này liên quan đến các biến chứng phức tạp lâu dài ảnh hưởng đến hầu hết các phần của cơ thể. Bệnh tiểu đường phát triển khi cơ thể không thể sử dụng glucose một cách thích hợp.
Xem thêm:
Insulin là một hóc môn cần thiết cho việc chuyển hóa đường, tinh bột và các thực phẩm khác thành năng lượng. Insulin giúp cho glucose di chuyển từ máu vào gan, cơ, các tế bào mỡ, nơi được sử dụng làm năng lượng. Trong trường hợp bệnh nhân bị đái tháo đường, hệ miễn dịch làm nhiễu loạn và phá hủy các tế bào bê-ta sản sinh insulin trong tụy. Khi bệnh nhân được chẩn đoán là bị tiểu đường tuýp 2, tuyến tụy thường sản sinh đủ insulin nhưng vì một số lý do không rõ ràng, cơ thể không thể sử dụng insulin 1 cách hiệu quả, tình trạng này được gọi là kháng insulin.
phương pháp điều trị chữa khỏi bệnh tiểu đường tại nhà tốt nhất

Tiểu đường tuýp 1

Cơ thể dừng sản sinh ra insulin hoặc quá ít insulin dẫn tới không thể điều chỉnh đường huyết. Tiểu đường tuýp 1 xảy ra khi hệ miễn dịch phá hủy các tế bào sản sinh insulin của tuyến tụy (các tế bào bê ta).
Tiểu đường tuýp 1 là một loại bệnh tự miễn dịch. Tiểu đường tuýp 1 thường phát triển ở trẻ em nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào.
Khoảng 10% các trường hợp tiểu đường là tiểu đường tuýp 1. Tiểu đường tuýp 1 thường được thấy ở thời thơ ấu hoặc thời thanh niên và cũng có thể xảy ra ở độ tuổi lớn hơn do tuyến tụy bị phá hủy do rượu, bệnh tật hoặc sự hỏng dần dần của các tế bào bê ta tuyến tụy.

Tiểu đường tuýp 2

Tiểu đường tuýp 2 cũng thường xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên tuy nhiên cũng xuất hiện nhiều hơn ở những độ tuổi lớn hơn so với tuýp 1, đặc biệt là những người thừa cân, béo phì.
Tuyến tụy tiết ra insulin, nhưng cơ thể một phần hoặc hoàn toàn không có khả năng sử dụng insulin trong trường hợp này. Tiểu đường tuýp 2, một cách kinh điển, được nhận thấy ở người trưởng thành, khoảng sau độ tuổi 45. Loại tiểu đường này thường được kiểm soát bằng chế độ ăn uống, giảm cân, tập luyện và thuốc uống.
Sau đây là danh sách một số phương pháp tốt nhất điều trị chữa khỏi bệnh tại nhà cho bệnh nhân tiểu đường:
1) Phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bệnh tiểu đường là mướp đắng. Mướp đắng đã được chứng minh là điều trị tiểu đường rất tốt. Để có hiệu quả hơn, bệnh nhân tiểu đường nên uống nước ép của 4 hoặc 5 quả mướp đắng mỗi sáng khi chưa ăn gì.
2) Uống nước lá cây Bilva và Parijataka để điều trị tiểu đường một cách tự nhiên.
3) Lý gai Ấn Độ chứa rất nhiều vitamin C, rất quan trọng cho bệnh nhân tiểu đường. Một thìa Canh nước ép lý gai pha với 1 chén nước ép mướp đắng, sử dụng hàng ngày trong vòng 2 tháng, giúp các tế bào tiết ra hóc-môn insulin trong tuyết tụy. Hỗn hợp này giúp hạ bớt đường huyết.
4) Hạt rau sam rất có ích cho bệnh nhân tiểu đường. Một thìa cà phê hạt rau sam mỗi ngày với 1 nửa cốc nước trong vòng từ 4 đến 5 tháng sẽ kích thích insulin của cơ thể và giúp chữa trị căn bệnh.
5) Bổ sung thêm trái bưởi vào trong chế độ ăn là một cách điều trị tại nhà hiệu quả khác dành cho bệnh nhân đái tháo đường.
6) Dùng 2 thìa cà phê bột cỏ ca-ri với sữa mỗi ngày.
7) Lá xoài non cũng là một phương pháp điều trị rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường. Ngâm 15 gam lá xoài tươi trong 250ml nước qua đêm, và nghiền kỹ trong nước. Dung dịch này nên được sử dụng mỗi sáng để giải quyết tiểu đường giai đoạn đầu.
8) Nước ép cây sầu đâu (Margosa) cũng có hiệu quả cho bệnh nhân đái tháo đường.